top of page
Search
  • Writer's pictureAdmin

So sánh các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo sạch -- Comparison of renewable energy plants

Updated: May 1, 2019


Chúng tôi cung cấp các dịch vụ về giám sát và tư vấn kỹ thuật về điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam. / GETEC provides consulting and inspecting services for solar power and wind power in Việt Nam. If you have any requests, please do not hesitate to contact us.

Hình 1: Kết hợp điện gió và điện mặt trời / Combination of wind turbine and solar power

Điện mặt trời(solar power plant) có ưu điểm hơn điện gió là không gây ồn, dễ lắp đặt và sửa chữa do kết cấu cơ khí đơn giản không có phần chuyển động cơ khí. Điện gió(wind power plant) có ưu điểm là công suất trên đơn vị diện tích mặt bằng lớn hơn điện mặt trời, nhưng lại gây ồn. Theo một số nguồn, 1 MW điện mặt trời cần diện tích mặt bằng khoảng 10000 m2, riêng phần tấm pin cần khoảng 7000 m2, dường như nhà máy điện sử dụng năng lượng mặt trời phù hợp lắp ở vùng hẻo lánh, sa mạc, nơi có giá đất thấp; tuy nhiên những nơi này thường có cơ sở hạ tầng cho việc hòa lưới điện hạn chế. Gần đây, solar panel tích hợp trong mái nhà (solar roof) đang được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Tuy nhiên solar roof khó có thể tạo ra nhà máy điện lớn vì như nói ở trên công suất trên đơn vị diện tích bé và cần diện tích mặt bằng lớn, nhưng là cách tốt để tạo ra các trạm phát điện nhỏ và tận dụng năng lượng cho các hộ gia đình và các tòa nhà. Xem ra có vẻ khả thi hơn cho việc xây dựng nhà máy điện cỡ lớn là solar road (các tấm pin điện mặt trời được đặt trên mặt đường), solar road cần phải được nghiên cứu kỹ hơn nữa vì cần nâng cao tuổi thọ, hiệu suất của tấm pin, vì còn phải chịu tải và tạo ma sát đủ lớn trên bề mặt tấm pin mặt trời để phương tiện giao thông có thể đi lại an toàn. Hình 2 là minh họa một số cấu trúc điển hình của hệ thống biến đổi công suất trong hệ thống phát điện mặt trời: điện áp một chiều đầu ra của tấm pin (PV–Photovoltatics) nhỏ do đó cần biến đổi lên điện áp cao hơn, sau đó biến đổi thành điện áp xoay chiều phù hợp để có thể kết nối với lưới điện.


Hình 2: Cấu trúc hệ thống biến đổi công suất của điện mặt trời / Solar power conversion structure

So sánh về giá thành: Giá của điện gió onshore và điện mặt trời là ngang nhau, giá điện gió offshore thì đắt hơn. Điện gió ngoài khơi offshore giá thành thường cao hơn khoảng 1.5 lần điện gió onshore, do tuabin gió ngoài khơi cần phải được thiết kế đặc biệt để chịu được sự ăn mòn của muối và việc vận chuyển, lắp đặt, bảo dưỡng ngoài khơi phức tạp hơn. Cũng cần phải nói rằng giá điện bị ảnh hưởng mạnh bởi hệ số sử dụng(capacity factor). Hệ số sử dụng là tỷ số của công suất trung bình phát ra trong 1 năm với công suất danh định được thiết kế, hệ số này không liên quan tới định lý về giới hạn Betz’limit. Hệ số sử dụng của điện mặt trời chỉ khoảng 15%-25%, trong khi đó của điện gió trên bờ onshore và ngoài khơi lần lượt là 25%-40% và >65%. Như vậy, giá điện pin mặt trời cao bởi các yếu tố chính là: 1- hệ số sử dụng thấp, 2- giá đất mặt bằng cao, và 3- giá tấm pin cao. Giá điện gió cao là do kết cấu phức tạp dẫn tới giá thành lắp đặt và bảo dưỡng cao.

Đối với điện thủy triều và sóng biển, các máy phát được đặt trong nước biển do đó cần sử dụng các vật liệu và phải được thiết kế đặc biệt để chịu được sự ăn mòn của nước biển và chịu được các lực cơ học lớn, mặt khác công nghệ chế tạo và sản xuất điện thủy triều và sóng biển vẫn chưa chín muồi. Bởi vậy, giá điện thủy triều và sóng biển đắt hơn nhiều so với điện gió offshore, thêm nữa là do công nghệ chế tạo, thiết bị máy móc cho việc lắp đặt và bảo dưỡng nhà máy điện thủy triều và sóng biển vẫn chưa chín muồi. Địa nhiệt điện thì vẫn còn rất mới và giá tất nhiên là siêu đắt. Gần đây trên lý thuyết còn có cái gọi là “blue energy”, sự hòa tan của luồng nước muối và nước ngọt qua tấm thẩm thấu (membrane, cho nước đi qua và giữ lại muối) có thể tạo ra áp suất cao, năng lượng này có thể được dùng để phát điện (nhà máy điện thẩm thấu, osmotic power plants).


Toàn bộ bài viết được đăng tại: https://vxhungktd.wordpress.com/2016/11/06/lua-chon-nang-luong-tai-tao-cho-viet-nam/


GETEC


54 views0 comments
bottom of page